Hướng dẫn luyện đấm bao cát đúng cách hiệu quả
Nhiều bạn vẫn nghĩ tập luyện với bao cát khá đơn giản, tuy nhiên không phải như vậy. Tập đấm bao cát không đơn giản chỉ là ném nắm đấm của bạn vào bao cát mà bạn cần quan tâm nhiều hơn đến kỹ thuật để quá trình tập luyện có hiệu quả nhất. Tùy vào từng loại cũng có cách tập với bao cát đấm bốc khác nhau. Hôm nay, 247gym xin hướng dẫn cho các bạn cách tập đấm bao cát đúng cách và hiệu quả nhất.
Hướng dẫn luyện đấm bao cát đúng cách hiệu quả
Việc quan trọng nhất khi tập là xác định trọng lượng của mình với bao cát, bạn không nên tập với bao cát nặng hơn trọng lượng của cơ thể quá 3/4. Ví dụ bạn nặng 60kg, thì không nên tập với bao cát nặng quá 45kg.
Lưu ý quan trọng nữa đó là bạn nên chuẩn bị găng tay đấm bốc hoặc băng quấn tay boxing để bảo vệ đôi tay không bị tổn thương trong quá trình tập. vì trong khi đấm có thể tay bạn sẽ tiếp xúc với bao cát dễ trầy xước ảnh hưởng đến các khớp tay, theo thời gian tay của bạn sẽ bị chai. Bạn có thể sử dụng găng tay Twins, găng tay Everlast, găng tay Kangrui,...
Thực ra bài tập đấm bao cát là bài tập khó, không phải ai cũng đấm liền mạch, hiệu quả và đẹp mắt được. Thông thường, mọi người đấm bao cát độ 30s thì rồi chả biết làm gì tiếp nữa, đó là vấn đề.
Phải xác định đấm bao cát để làm gì, bạn cư tưởng tượng cái bao cát nó cũng như đối thủ của mình, phải có công, có thủ, phải di chuyển xung quanh bao cát, đồng thời có những hiệp chỉ để phát triển tốc độ, có những hiệp chỉ phát triển lực đánh (khi tập bao cát cũng phải chia ra nhiều hiệp, ví dụ 3 hiệp 3' hoặc 2' tùy sức).
Cổ tay khi đấm cũng không phải là thẳng lắm đâu bạn, đừng khóa cứng cổ tay lại, dễ chấn thương đó, cơ bản của việc đấm là dùng phần cứng nhất của bàn tay tiếp xúc với bao cát và khi đấm thì lực xuất ra từ khi ở hông chứ không phải đến gần bao cát mới xuất lực, cách nắm tay lại cũng phải đúng để không làm ảnh hưởng đến xương ngón tay, nên treo bao cát ở chỗ trống nhất định.
Một cú đấm thật sự phải biết kết hợp chân trụ, xoay thắt lưng, vừa tạo ra cú đấm mạnh, vừa tránh chấn thương.
Để tránh những chấn thương đáng tiếc xảy ra bạn nên thực hiện các động tác cho đúng kĩ thuật. Kĩ thuật đúng là nắm đấm chặt, tập trung, cổ tay phải thẳng dù đấm thẳng, vòng cầu hay móc, ra đòn phải dứt khoát. Nếu chưa tập nhuyễn đòn nào thì tập thật chậm dần dần quen sẽ tập nhanh hơn.
Khi tập đấm với bao cát boxing bạn nên thay đổi kiểu đấm ,đá liên tục để không nhàm chán và sẽ không tạo nên thói quen cho bạn chỉ đánh 1 đòn, giúp bạn có thể đỡ được các đòn khác dễ dàng. Không phải chỉ đấm ở trước mặt, mà còn phải thay đổi đích đấm ở bụng, hai bên hông, móc trái móc phải, đấm liên hoàn,…
Khi mới bắt đầu thì chúng ta nên tập bằng bao đấm bốc nhét ruột bằng vải, sau đó bỏ thêm chút mạt cưa vào, sau đó thì dùng những cái khác như mạt cưa nặng, cát và đừng quá vội mà tổn thương tay chân.
Để đạt được hiệu quả cao nhất thì cách tập tốt nhất là 2 người đứng 2 hướng khác nhau đấm đá ngược hướng để tạo sức mạnh cho cả 2 người.
Khi tập lâu dần bạn có thể thay đổi số lượng lần tập nhiều hơn và tăng dần khối lượng không nên dục tốc bất đạt mà chấn thương gây hại về sau. Điều quan trọng nhất là phải có thuốc xoa bóp trước và sau khi tập, hiệu quả tập luyện khá hay nhưng cần nỗ lực vì rất đau.
Chúc các bạn tập luyện tốt và nhanh chóng đạt được hiệu quả tốt nhất.